Quản Trị 24h

ISO 22000:2018- ĐK 8.9.4.3 XỬ LÝ CÁC SẢN PHẨM KHÔNG PHÙ HỢP

CÁC SẢN PHẨM KHÔNG CHẤP NHẬN ĐƯỢC ĐỂ THÔNG QUA PHẢI ĐƯỢC TÁI CHẾ HOẶC XỬ LÝ TIẾP NGAY TRONG HOẶC NGOÀI TỔ CHỨC ĐỂ ĐẢM BẢO RẰNG MỐI NGUY AN TOÀN THỰC PHẨM GIẢM ĐẾN MỨC CHẤP NHẬN ĐƯỢC

Tiêu chuẩn yêu cầu:

Các sản phẩm không chấp nhận được để thông qua phải: a) được tái chế hoặc xử lý tiếp ngay trong hoặc ngoài tổ chức để đảm bảo rằng mối nguy an toàn thực phẩm giảm đến mức chấp nhận được; hoặc (8.9.4.3.a).

Điều này có nghĩa là gì?

Tiêu chuẩn nói rằng, các sản phẩm không đáp ứng phải được tái chế (làm lại) hoặc xử lý để đảm bảo rằng các mối nguy ATTP giảm đến mức chấp nhận được.

Tái chế có nghĩa là làm lại, ví dụ sản phẩm chúng ta hàm lượng tổng vi sinh vật hiếu khí vượt quá tiêu chí chấp nhận, chúng ta đem chúng đi thanh trùng lại.

Xử lý có nghĩa là chúng ta có thể thực hiện một biện pháp khác để xử lý các sản phẩm không phù họp này để làm giảm mối nguy ATTP phẩm. Ví dụ: trong trường hợp phát hiện trái cây chúng ta chưa hàm lượng vi sinh vật vượt quá quy định, chúng ta tiến hành thuê bên ngoài chiếu xạ, …

Trong suốt quá trình xử lý lại, bạn phải xem xét và ghi lại các tác động bất lợi tiềm tàng của việc làm lại. Hầu hết các công ty đang làm điều này, sản phẩm phải được đánh giá lại các mối nguy an nhưng các quy trình thường không nêu rõ yêu cầu này và hướng dẫn làm lại thường thiếu các hướng dẫn kiểm tra cụ thể mới được bổ sung thêm để giảm rủi ro liên quan đến quy trình làm lại. Họ thực hiện các biện pháp kiểm tra lặp lại các tiêu chí kiểm tra thông thường, điều này là chưa đủ cho sản phẩm được làm lại, bởi vì quy trình làm lại thường dẫn đến các lỗi khác nhau. Hãy tưởng tưởng quy trình chữa bệnh truyền nhiễm (làm lại) thì yêu cầu điều kiện cách lý nghiêm ngặt hơn là quy trình kiểm soát bệnh thông thường (quá trình kiểm soát sản phẩm thông thường).

Tóm lại, đối với sản phẩm làm lại, ngoài các biện pháp kiểm soát thông thường bạn đã thiết lập thì bạn cần phải thực hiện thêm các biện pháp kiểm soát bổ sung để đảm bảo rằng mọi mối nguy An toàn thực phẩm đã được kiểm soát, các rủi ro mới phát sinh do quá trình tái chế được nhận diện và kiểm soát đầy đủ. Ví dụ như lấy mẫu 100% thay vì lấy mẫu theo hệ số.

Làm thế nào để chứng minh?

Bạn cần thực hiện xử lý sản phẩm không phù hợp bằng cách làm lại hoặc xử lý khác, sau đó thực hiện đánh giá lại các mối nguy ATTP liên quan đến sự không phù hợp đó. Nếu các mối nguy ATTP đó được kiểm soát ở mức chấp nhận được thì bạn mới cho phép thông qua sản phẩm.

Bạn lưu lại các hồ sơ này để làm bằng chứng cho sự đáp ứng yêu cầu.

CÁC SẢN PHẨM KHÔNG CHẤP NHẬN ĐƯỢC ĐỂ THÔNG QUA PHẢI ĐƯỢC CHUYỂN SANG MỤC ĐÍCH SỬ DỤNG KHÁC KHI AN TOÀN THỰC PHẨM TRONG CHUỖI THỰC PHẨM KHÔNG BỊ ẢNH HƯỞNG

Tiêu chuẩn yêu cầu:

Các sản phẩm không chấp nhận được để thông qua phải: b) chuyển sang mục đích sử dụng khác khi an toàn thực phẩm trong chuỗi thực phẩm không bị ảnh hưởng (8.9.4.3.a).

Điều này có nghĩa là gì?

Sử dụng cho các mục đích khác nếu có thể chấp nhận được, ví dụ: chuyển sang làm thức ăn chăn nuôi, hay sản phẩm mục đích là thức ăn nhanh chuyển sang mục đích sản phẩm chế biến trước khi ăn nếu chúng đáp ứng tiêu chí chấp nhận như xử lý nhiệt bắt buộc hoặc thay đổi thành phần của sản phẩm để đảm bảo đáp ứng các yêu cầu cho thực phẩm sự an toàn.

Làm thế nào để chứng minh?

Khi sản phẩm không phù hợp không thể tái chế được, thì việc chuyển sang mục đích khác phải được quyết định. Nếu bạn sử dụng mục đích khác liên quan đến chuổi ATTP thì bạn phải đảm bảo rằng việc chuyển sang mục đích sử dụng mới đó không gây mất ATTP hoặc chứa những mối nguy ATTP có thể ảnh hưởng không tốt đến người sử dụng sản phẩm đó.

Ban lưu lại hồ sơ chứng minh rằng bạn đã chuyển mục đích sử dụng và hồ chứng minh rằng mục đích sử dụng mới không chứa các mối nguy ATTP đáng kể có thể gây ảnh hưởng đến người sử dụng.

CÁC SẢN PHẨM KHÔNG CHẤP NHẬN ĐƯỢC ĐỂ THÔNG QUA PHẢI ĐƯỢC TIÊU HỦY VÀ/HOẶC THẢI BỎ

Tiêu chuẩn yêu cầu:

Các sản phẩm không chấp nhận được để thông qua phải: c) tiêu hủy và/hoặc thải bỏ (8.9.4.3.c).

Điều này có nghĩa là gì?

Nếu sản phẩm được xác định là không an toàn tiềm ẩn sau khi ra khỏi sự kiểm soát của tổ chức thì tổ chức cần nhận biết sản phẩm nghi ngờ và khởi động chương trình tiêu hủy. Quá trình này phải được giám sát chặt chẽ để đảm bảo rằng các sản phẩm được tiêu hủy hoặc thải bỏ tránh trường sử dụng nhằm hoặc ảnh hưởng an ninh thực phẩm.

Bạn cũng nên thiết lập một hướng dẫn cụ thể cho quá trình tiêu hủy hoặc thải bỏ, biên bản tiêu hủy hoặc thải bỏ phải được xác nhận ít nhất 2 bên là người phụ trách sản phẩm đó, đại diện ban ATTP.

Làm thế nào để chứng minh?

Bạn thực hiện quá trình tiêu hủy sản phẩm theo như hướng dẫn của bạn, và lưu lại các hồ sơ trên là được.

PHẢI LƯU GIỮ THÔNG TIN DẠNG VĂN BẢN VỀ VIỆC XỬ LÝ CÁC SẢN PHẨM KHÔNG PHÙ HỢP, BAO GỒM CẢ VIỆC XÁC ĐỊNH NGƯỜI CÓ THẨM QUYỀN PHÊ DUYỆT

Tiêu chuẩn yêu cầu:

Phải lưu giữ thông tin dạng văn bản về việc xử lý các sản phẩm không phù hợp, bao gồm cả việc xác định người có thẩm quyền phê duyệt. (8.9.4.3).

Điều này có nghĩa là gì?

Tiêu chuẩn yêu cầu tổ chức phải lưu lại hồ sơ liên quan đến sự không phù hợp, chúng có thể bao gồm:

  • Mô tả sự không phù hợp;
  • Mô tả cách thức xử lý và hồ sơ kiểm tra xác nhận trong suốt quá trình xử lý;
  • Hồ sơ phê duyệt thông qua sản phẩm;
  • Hồ sơ liên quan đến các biện pháp kiểm soát bổ sung (đối với tái chế).

Xác định thẩm quyền phê duyệt đối với sự không phù hợp: điều này hết sức đơn giản, bạn chỉ cần một văn bản ủy quyền cho người thực hiện các hành động trong quá trình xử lý sự không phù hợp. Ai là người được phép chấp thuận sử dụng hay hủy bỏ sản phẩm.

Làm thế nào để chứng minh?

Bạn lưu hại hồ sơ trên.

i liệu tham khảo:

  •  TCVN ISO/TS 22004:2015 Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm – hướng dẫn áp dụng TCVN ISO 22000

Nguyễn Hoàng Em